Vì sao hành giả Thích Minh Tuệ lại được yêu mến trên khắp thế giới?
Chào quý vị và các bạn thân mến! Trong bối cảnh giáo pháp đang trải qua những biến dạng đáng lo ngại, hãy cùng chúng tôi khám phá về một diễn biến đặc biệt trong thế giới tín ngưỡng tôn giáo. Đó là sự xuất hiện của một nhà tu hành khổ hạnh đầy ý nghĩa, ngài Thích Minh Tuệ, người mà không chỉ nước Việt mà cả thế giới đã đón nhận và yêu mến.
Hành giả Thích Minh Tuệ đã mang đến ánh sáng của Phật pháp nguyên thủy, lan tỏa niềm tin và hy vọng tinh thần đến hàng triệu tâm hồn trên khắp thế giới. Sự xuất hiện của ngài không chỉ thu hút sự chú ý của những người theo đạo Phật mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai tìm kiếm sự giản dị, tâm thành và lòng từ bi trong cuộc sống.
Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về hành trình và lời dạy của hành giả Thích Minh Tuệ, và tìm hiểu vì sao ngài lại trở nên đặc biệt quan trọng và được yêu mến đến vậy. Hãy theo dõi nội dung chi tiết trong chương trình của chúng tôi để hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng và giá trị tinh thần mà ngài mang đến cho xã hội ngày nay. Chân thành cảm ơn quý vị đã lắng nghe và hòa mình vào không khí tâm linh thiêng liêng này.
Hành giả Thích Minh Tuệ xuất hiện đúng lúc đúng thời điểm để lan tỏa Phật pháp
Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến những biến động và thay đổi về đạo đức và nhân cách trong cửa Phật như hiện nay. Những ngôi chùa ngày càng bị thương mại hóa, và nhiều Tăng ni đã đi ngược lại giới luật, đắm chìm trong ngũ dục, thậm chí có những người rời bỏ tu hành mang theo tài sản hàng trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, niềm tin vào tương lai của Phật giáo dường như đang bị lung lay mạnh mẽ.
Nhưng, giữa lúc mây mù bao phủ, ánh sáng của một vị hành giả có pháp danh Thích Minh Tuệ bỗng lóe lên, làm bừng sáng niềm tin của bao người. Hình ảnh và câu chuyện của ngài đã lan tỏa khắp mạng xã hội, với một năng lượng tích cực chưa từng thấy. Thích Minh Tuệ không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không gắn bó với bất kỳ ngôi chùa hay tu viện nào, nhưng con đường ngài chọn lại là con đường khổ hạnh, tuân theo 13 hạnh Đầu Đà nghiêm khắc nhất.
Hành trang của ngài chỉ gồm ba y tự may từ những mảnh vải bị bỏ đi, một chiếc bình bát tự chế từ ruột nồi cơm điện. Mỗi ngày, Thích Minh Tuệ chỉ đi khất thực vào buổi sáng, nhận đủ thức ăn chay cho một bữa trưa duy nhất, và ngài không sử dụng điện thoại hay nhận tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Những hành động này khiến ngài luôn đối diện với thử thách, nhưng ngài luôn giữ nụ cười hiền từ và nét mặt vui tươi, bất kể gặp phải điều gì trên đường bộ hành.
Khi được hỏi về mục tiêu và thời gian hành trình, Thích Minh Tuệ chỉ trả lời đơn giản: “Con sẽ đi đến khi nào con chết, và con sẽ đi đến tất cả mọi nơi trên đất nước Việt Nam.” Chính sự đại hạnh nguyện này đã khiến nhiều vị chân tu, giáo sư, giảng sư và luật sư trong và ngoài nước tán dương ngài hết lòng. Thượng tọa Thích Minh Đạo thậm chí cho rằng, Thích Minh Tuệ chính là hiện diện của Tổ Ma Ha Ca Diếp, một trong mười đại đệ tử chứng đắc thánh quả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ và phê phán, cho rằng Thích Minh Tuệ chỉ là một hiện tượng được dàn dựng. Một Đại đức ở Hà Nội cho rằng kiểu tu của Thích Minh Tuệ là sự biến đổi tư duy, tìm cầu điều gì đó độc lạ, không phù hợp với giáo lý Phật giáo. Nhưng Thích Minh Tuệ, với sự khiêm tốn, chỉ tự nhận mình là một công dân đang học theo lời Phật dạy, coi mọi người là cha mẹ, anh em.
Giảng viên Ngôn ngữ học Nguyễn Thanh Huy của trường Đại học Khánh Hòa giải thích rằng, trước đây Thích Minh Tuệ từng ẩn tu trên núi tại Nha Trang, và bây giờ ngài chọn bước ra đời để thử thách bản thân. Chính vì thế, ngài mới có thể chế ngự được tâm khi đối diện với những cám dỗ và phiền toái của thế tục.
Hành trình của Thích Minh Tuệ từ Nam ra Bắc đã kéo dài từ năm 2018, với nhiều lần đi bộ hành khắp đất nước. Trong hành trình đầu năm 2024, ngài đã ghé thăm các tỉnh từ Khánh Hòa đến Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, và nhiều nơi khác. Nhân dân đổ về theo ngài mỗi lúc một đông, tạo nên một phong trào lớn.
Khi đến Thừa Thiên Huế, lộ trình của Thích Minh Tuệ tạm dừng lại. Ngài ẩn tu tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, nơi ngài sinh sống cùng gia đình trước khi xuất gia. Sự trở về của ngài đã thu hút nhiều tổ chức từ thiện và mạnh thường quân đến giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Có người thắc mắc rằng, nếu nhiều người theo gương Thích Minh Tuệ đi khất thực, thì lấy ai làm công việc khác. Nhưng họ quên rằng, mỗi người trong xã hội đều có một sứ mệnh riêng. Thích Minh Tuệ đang thực hiện rất tốt sứ mệnh của mình, và chính sự tinh tấn tu hành của ngài đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác.
Hành giả Thích Minh Tuệ đã và đang lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ về sự tu tập chân chính, khơi dậy lòng quyết tâm và chí kiên định trong mỗi con người. Đó cũng là một duyên lành cho chúng ta, để mỗi người tự tìm thấy con đường riêng của mình trong cuộc sống này.
Hạnh nguyện tu hành chân chính của hành giả Thích Minh Tuệ
Trước khi một người quyết định dấn thân vào con đường tu đạo, bất luận thuộc Tôn giáo nào, họ đều mang trong mình một khát khao tìm đến chân lý để hoàn thiện bản thân theo đức tin của mình. Ban đầu, không ai xác định mình sẽ đi tu để cứu độ chúng sinh, bởi lẽ sự khiêm nhường của họ không cho phép nghĩ như vậy. Điều quan trọng nhất là tự vượt khó để tìm cầu chân lý cho chính mình, và chân lý ấy chính là sự giải thoát sau khi rời xa cõi trần. Mỗi pháp tu, mỗi con người và mỗi Tôn giáo đều có một đức tin riêng.
Hành giả Thích Minh Tuệ cũng vậy. Ngài đi tu để học tập, rèn luyện sức khỏe và bản thân, thực hành theo lời Phật dạy. Ngài lo lắng rằng, nếu không tu sớm, sau này mất đi thân tứ đại thì sẽ không còn cơ hội tu hành nữa. Chỉ một ý nghĩ đó thôi đã chứng minh lòng tin tuyệt đối của ngài vào con đường mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi. Ngài đã giác ngộ ngay khi nhận ra điều này, và lo sợ thời gian trần gian quá ngắn ngủi để học tập và tu hành.
Hơn 6 năm qua, hành giả Thích Minh Tuệ đã kiên trì trên con đường này, và ngài chắc chắn sẽ tiếp tục đi đến hết cuộc đời tu hành của mình. Sự khiêm nhường, lòng hiếu thảo và quyết tâm tu tập của ngài đã giúp ngài chứng đắc nhiều đạo hạnh và đạt được sự an lành. Sự buông bỏ vật chất, danh vọng, tình ái, và đoạn diệt tham, sân, si đã giúp ngài chứng đắc sự an nhiên. Ngài đã sống khổ hạnh, ngày chỉ ăn một bữa và đi bộ vài chục cây số, đêm ngủ gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa, và chính những điều này đã giúp ngài chứng đắc diệt khổ.
Với những yếu tố ấy, hành giả Thích Minh Tuệ đang từng bước tiến tới thánh quả và trở thành một vị Phật trong tương lai. Hàng triệu triệu tín đồ Phật tử trên khắp thế giới luôn mong chờ ngài xuất hiện với pháp thân của một vị Phật giác ngộ hoàn toàn. Ngài sẽ hội tụ đầy đủ tâm pháp, tướng pháp, hình pháp, thân pháp, khẩu pháp, sắc pháp, khí pháp, lực pháp, trí pháp, hạnh pháp, vô hình pháp, và lý luận cùng phương pháp hạnh nguyện để truyền dạy giáo lý cho đệ tử hiện tại và tương lai.
Nhiệm vụ của ngài vô cùng khó khăn và khắc nghiệt, nhưng vinh quang của hành giả Thích Minh Tuệ lại to lớn vô cùng. Để giúp ngài mau chóng chứng đắc thành Phật, rất cần sự thành toàn của các cấp chính quyền nhà nước Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Hãy cùng nhau đóng góp, ủng hộ và lan tỏa tinh thần tu tập chân chính của hành giả Thích Minh Tuệ, để Phật pháp ngày càng phát triển và đi vào lòng người.
Những cảm nhận của dân chúng khi nhận được năng lượng tích cực từ hành giả Thích Minh Tuệ.
Chưa bao giờ mà chúng ta có thể phân biệt rõ ràng giữa chánh và tà như lúc này. Dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng hành giả Thích Minh Tuệ đã giúp chúng ta thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều quý giá. Ngài đã đem nguồn ánh sáng Phật pháp vô cùng thuần khiết, soi rọi đến từng ngóc ngách sâu thẳm nhất của Ba miền đất nước. Ngài đã giúp chúng ta biết đến năm giới của nhà Phật, biết xả bỏ dần tham, sân, si, và bớt chạy theo danh vọng và vật chất.
Dù cuộc sống đời thường vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng mỗi khi nhìn vào tấm gương của ngài, chúng ta lại cảm thấy an lạc hơn, hài lòng với bản thân và cuộc sống hơn. Ngài đã dạy chúng ta biết quan tâm chia sẻ đến những mảnh đời thiếu may mắn, biết rằng cho đi là sẽ nhận lại được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Lần đầu tiên trong đời, chúng ta được biết đến pháp tu khổ hạnh. Chỉ là một bữa cơm chay đạm bạc nhưng ngài thọ nhận với một tâm hồn hoan hỷ, mang lại cho chúng ta niềm hạnh phúc nghẹn ngào.
Hành giả Thích Minh Tuệ luôn chúc cho tất cả mọi người đều được an vui hạnh phúc. Ngài đã chỉ cho chúng ta biết đâu mới là con đường chính đạo, để chúng ta tự mình bước đi, tự mình thực hành và giải thoát trong chính cuộc sống này.
Năng lượng tích cực của hành giả Thích Minh Tuệ đã lan tỏa khắp hành tinh này. Nhờ đó, nhiều nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ trong nước và thế giới đã có cảm hứng sáng tác và hát những bài ca ngợi, tán thán về một hành giả tu hạnh Đầu đà. Những nghệ nhân điêu khắc cũng đã khắc lên những bức tượng đủ các kích cỡ và dáng vẻ trang nghiêm của hành giả Thích Minh Tuệ. Các họa sĩ trong và ngoài nước cũng cung kính, thán phục đạo hạnh của ngài, họa lên những bức tranh với đủ mọi chất liệu, về một vị chân tu khổ hạnh ngàn năm mới có.
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thiết kế thời trang cũng nhờ có cảm hứng từ thầy mà đã thiết kế ra những mẫu trang phục, túi xách giống với Y phấn tảo mà hành giả Thích Minh Tuệ thường mặc. Cảm ơn Việt Nam ngàn năm văn hiến, đã chắt lọc và thu nạp những tinh hoa từ dòng dõi Lạc Hồng để sản sinh ra một vị chân tu kiệt xuất – Đầu đà hành giả Thích Minh Tuệ.
Những lời chia sẻ về quá trình xuất gia tu hành của hành giả Thích Minh Tuệ
Câu một: Giữa tháng 7 năm 2015, trong lúc đi làm con vô tình nghe được Phật pháp. Con phát nguyện ăn chay ngày một bữa , con tìm đọc kinh sách Phật và giữ giới trong 6 tháng.
Câu hai: Con nhận thấy mục đích Phật dạy rất cao cả, nên con muốn đi tu và quyết định xuất gia.
Câu ba: Cha mẹ con lúc đầu không cho. Sau đó, thì cũng chấp thuận. Con được cha mẹ chia phần tài sản như các anh em trong nhà , nhưng con từ chối, con chỉ xin cha mẹ ký giấy cho con xuất gia thôi.
Câu bốn: Lúc đầu tu học thì con không hiểu được gì nhiều. Con như người học lớp 1, rồi học lớp 2, từ từ học lên nữa, người ta cũng chỉ cho con, con mới hiểu nhiều hơn.
Câu năm: Con học tu ở chùa một thời gian, có pháp danh là Thích Minh Tuệ. Sau đó, con thấy không hợp căn cơ nên con rời bỏ chùa, con lên núi ẩn tu một mình trong hốc đá, hàng ngày con đi khất thực.
Câu sáu: Dù Phật không có nói, nhưng con chọn ngủ ngồi 3 năm rồi, không có nằm. Con ngủ ngồi là con muốn bỏ cái ngủ đi, khi nào con mệt quá thì ngồi dựa vào gốc cây hay bờ tường cũng được.
Câu bảy: Sau thời gian ở một chỗ con thấy mình không có cơ hội xúc chạm, để thử thách tham-sân-si, nên con quyết định bộ hành từ Nam ra Bắc, rồi ngược lại. Con không dám nói trước cho đến lúc nào thì con dừng.
Câu tám: Con muốn giữ lại pháp danh cũ, nên con nói tên con là Thích Minh Tuệ, thay vì nói tục danh tên con là Lê Anh Tú.
Câu chín: Trước khi đi tu, con cũng có việc làm như bao người, nhưng con không có được hạnh phúc, bởi con tư duy thấy rằng cho dù ai có việc làm, có công chức, cuộc sống ổn định nhưng rồi cũng bệnh, cũng già và chết như nhau. Con cũng sẽ giống họ.
Câu mười: Con muốn học những điều Phật dạy cao siêu, vi diệu, tối ưu , thiền định, trí tuệ , thoát được khổ đau và an lạc hạnh phúc.
Câu mười một: Phật bày như thế nào thì con làm theo thế ấy, để có an lạc hạnh phúc, chứ không phải tự mình mà biết. Con chưa vào định được vì con còn đang học.
Câu mười hai: Con đi tu là để cầu giải thoát. Khi đắc đạo chánh đẳng chánh giác, con mới đền đáp được công ơn cha mẹ.
Câu mười ba: Hằng ngày con chỉ xin ăn không quá một bữa cơm chay để nuôi thân tu hành, con không tích chứa để dành hoặc xin thêm.
Câu mười bốn: Con tuyệt đối không nhận tiền, vàng và vật phẩm của ai dưới bất cứ hình thức nào.
Câu mười lăm: Y áo con mặc là do con tự may, từ những mảnh vải con nhặt được, ở nghĩa địa hoặc bãi rác ven đường.
Câu mười sáu: Con không sử dụng y áo có màu giống với các tu sĩ, và nói mình ở chùa nào, vì con không muốn mượn hình ảnh để xúc phạm đến sư thầy và các nhà chùa. Người ta có thể nói con lợi dụng để lừa đảo, hay làm điều sai trái vì con không muốn làm ảnh hưởng đến họ.
Câu mười bảy: Bình bát để nhận thức ăn là do con sửa chế từ ruột nồi cơm điện người ta cho con. Đó không phải là Y bát của quý sư thầy.
Câu mười tám: Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết, nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu nữa.
Câu mười chín: Có người hỏi con ngủ ở nghĩa địa có thấy gì không? Con nói không thấy cũng không đúng. Có khi con thấy bóng đen nào đó đi qua, nhưng không ảnh hưởng gì đến con thì con nói thấy hay không thấy cũng vậy.
Câu hai mươi: Giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ của con.
Câu hai mươi mốt: Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.
Câu hai mươi hai: Giờ nếu mọi người có chửi con, con vẫn coi mọi người là bạn.
Câu hai mươi ba: Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.
Câu hai mươi tư: Con nguyện ước chúc cho mọi người đều được hạnh phúc.
Câu hai mươi lăm: Bình thường, khi con chưa phát tâm tu hành chánh đẳng chánh giác thì không sao, nhưng khi phát tâm tu hành rồi thì đầy đủ các thứ đánh đập, chửi bới bệnh đau nó đến để thử thách lòng mình có vượt qua được không? Mình có chiến thắng với bốn nổi khổ: Sinh-Già-Bệnh-Chết không? Ví dụ bệnh đau là cái đầu tiên vẫn đến để xem mình có sợ nó không.
Câu hai mươi sáu: Mọi người không nên học bói toán , vì có cái đúng, cái không đúng. Đức Phật không có dạy xem bói. Hơn nữa, nếu họ tài giỏi thì họ đã bói cho họ rồi. Thay vì học bói toán, mọi người nên học đạo đức, giới luật. Cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống bia rượu thì sẽ được hạnh phúc.
Câu hai mươi bảy: Việc giữ giới là quan trọng đầu tiên trong Giới-Định-Tuệ. Không giữ giới thì không tu được thành Phật.
Câu hai mươi tám: Ăn chay mà giữ giới thì cũng thành đạt trong việc tu Phật được.
Câu hai mươi chín: Người ta cho con chay-mặn có đủ. Khi ăn, con chỉ chọn thức ăn chay.
Câu ba mươi: Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật – Pháp – Tăng.
Câu ba mươi mốt: Con không kêu gọi hay lập ê kíp đi theo quay phim con. Nhưng con cũng không xua đuổi họ.
Câu ba mươi hai: Nếu họ vì quay phim con mà được lợi ích, thì con cũng chúc họ hạnh phúc.
Câu ba mươi ba: Đối với con, ở đâu cũng là chùa. Nên con không quan trọng lý do vì sao chùa này mở cửa, chùa kia đóng cửa.
Câu ba mươi tư: Con đi bộ, không đi xe, là để rèn luyện sức khỏe.
Câu ba mươi lăm: Con đi chân trần là để cảm nhận được những gì ở phía dưới chân, mình có dẫm đạp lên các côn trùng, sinh vật không? Hơn nữa, giày dép mau hư hơn chân con.
Câu ba mươi sáu: Ai không có thứ gì đáng giá trên người, mới là hạnh phúc, vì họ không phải lo giữ gì cả.
Câu ba mươi bảy: Con không có gì hết nên con không sợ bị ai đánh đập hay giết mình để lấy của. Con không sợ chết, bởi con đâu có thứ gì tiếc uổng, cần phải sống để giữ nó.
Câu ba mươi tám: Có người hỏi con ngủ trong chòi lá, rừng cây lạnh lẽo, rét buốt làm sao ngủ ngon bằng ở phòng kín, chăn ấm, nệm êm? Con nói vẫn ngon, vì theo lời Đức Phật dạy ngủ ở đâu cũng ngon, nếu không có khởi tâm dâm dục.
Câu ba mươi chín: Đọc chú đại bi phải có mục đích nào đó. Nếu vì muốn mình được an ổn cần phải đọc chú đại bi, ví dụ xua đuổi con quỷ chẳng hạn, thì mình cư xử ác với nó rồi. Con không muốn giành lấy chỗ ở hay sự an ổn của ai, nên con không học chú đại bi.
Câu bốn mươi: Ai nói xấu hay chửi mắng con thì con cũng không giận họ, con sẽ chúc họ được may mắn. Ai nói tốt hay khen tặng con thì con vẫn bình tâm, không để mình bị dính mắc vào ngã mạn, và con cũng chúc cho họ được hạnh phúc.
Câu bốn mươi mốt: Nói tốt, nói xấu hoặc khen-chê con thì rồi cũng vậy. Nhưng con phát hiện ra hai tâm trạng; người cho con thức ăn thì con thấy họ rất vui và hạnh phúc, còn người chửi con thì con thấy họ đỏ mặt không tự nhiên.
Câu bốn mươi hai: Con không phải là sư, là thầy gì cả. Con là công dân Việt Nam giống như mọi người thôi. Con chỉ muốn học tu. Con không có mục đích tuyên truyền hay rao giảng gì cả. Tất cả lời Phật dạy đều đã có trên mạng.
Câu bốn mươi ba: Khi nào con thành tựu được chánh đẳng chánh giác, con mới giảng pháp cho mọi người được. Bây giờ người nào muốn học thì cứ lên mạng nghe giảng của các sư thầy, hoặc tìm hiểu trong Kinh sách nào của Phật cũng đều có cả.
Câu bốn mươi tư: Những người tu hành, già cả hay nghèo khổ mình nên bố thí cho họ cơm ăn, Y áo vật thực hay cái gì đó. Những người sa ngã, ăn chơi, hư hỏng, mình bày cho họ đừng sát sanh, trộm cắp, sống lương thiện, giữ trọn 5 giới , đó chính là bố thí pháp.
Câu bốn mươi lăm: Sáu năm qua, con không là nhân sự ở chùa nào, con không là Nam tông hay Bắc tông, con cũng không phải là tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi con tự thấy đạo đức của con chưa đạt được đến cảnh giới đó. Câu bốn mươi sáu: Nhớ cha mẹ cũng chết, không nhớ cha mẹ cũng chết. Từ bỏ để học được cái đạo mình chết tốt hơn!