Nuôi Dưỡng Tâm Niệm Về Thâm Ân Dưỡng Dục, Tâm Hiếu Được Hình Thành

Hiếu thảo là một trong những bổn phận thiêng liêng và trọng đại của đạo làm con, được hình thành từ chính tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ trọn vẹn một cách tự nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu và trọn vẹn với đạo làm cha mẹ, thì con cái sẽ viên thành đạo nghĩa làm con của mình.

Lời Dạy Của Thế Tôn Về Hiếu Đạo

Một thời, Thế Tôn trú tại Ràjagaha, tại Veluvana. Lúc bấy giờ, Singàkala (Thi Ca La Việt), con của một gia chủ, dậy sớm, ra khỏi thành đảnh lễ sáu phương. Khi gặp Thế Tôn, ngài đã dạy Singàkala về hiếu đạo như sau:

Này gia chủ, có năm trường hợp người con phải phụng dưỡng cha mẹ: Được nuôi dưỡng, con sẽ phụng dưỡng cha mẹ; con sẽ làm tròn bổn phận đối với cha mẹ; con sẽ giữ gìn gia đình và truyền thống; con bảo vệ tài sản thừa tự; con sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời.

Này gia chủ, được con phụng dưỡng theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con cũng theo năm cách: Ngăn chặn con làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; dựng vợ, gả chồng xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.

Này gia chủ, cha mẹ được con phụng dưỡng và cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách như vậy, gia đình sẽ an ổn, thoát khỏi các sự sợ hãi.

(ĐTKVN, Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [lược trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr 541)

Nuôi Dưỡng Tâm Niệm Về Thâm Ân Dưỡng Dục, Tâm Hiếu Được Hình Thành

Lời Bàn

Gia đình là một điểm tựa quan trọng cho con người, đặc biệt trong bối cảnh xã hội và kinh tế nhiều biến động. Nhu yếu thiết lập một gia đình hạnh phúc để che chở lẫn nhau lại càng cần thiết hơn. Để đạt được điều đó, tất cả các thành viên trong gia đình, từ cha mẹ đến con cái, đều phải nỗ lực để chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.

Muốn con nên người, biết siêng năng, cần mẫn làm việc, có đầy đủ tư cách đạo đức và hiếu kính, thì các bậc cha mẹ phải thực sự yêu thương và chăm lo giáo dưỡng con cái. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã quy kết trách nhiệm rằng “con hư tại mẹ”. Con cái là những búp măng, nếu được uốn nắn và chở che thì về sau mới thành tre ngay thẳng, có ích.

Do đó, việc thiết lập nền tảng đạo đức cơ bản cho con cái như khuyên dạy bỏ ác làm lành, không tham lam, biết thương đồng loại là điều cần làm. Kế đến là công tác hướng nghiệp, tạo lập gia đình và tin tưởng đầu tư, trao truyền sự nghiệp cho con cái, để con tự lập và đứng vững giữa cuộc đời.

Cha mẹ biết thương yêu, giáo dưỡng con cái nên người, có công danh, gia đình, sự nghiệp thì chắc chắn con cái sẽ thấu hiểu và báo ơn bằng sự hiếu thuận. Theo tuệ giác của Thế Tôn, để trở thành người con hiếu thảo thì niệm ân cha mẹ để báo ân là điều tối cần. Nhờ nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục mà tâm hiếu được hình thành, ngày càng tăng trưởng và bổn phận làm con sẽ được chu toàn.

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con, được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ trọn vẹn một cách tự nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu và trọn vẹn với đạo làm cha mẹ, thì con cái sẽ viên thành đạo nghĩa làm con của mình.

Nếu yêu thích nội dung:

admin

Để lại một bình luận